Đui đèn cảm ứng hồng ngoại SS68, SS682 – giải đáp các vấn đề thường gặp

1/ Đui đèn cảm ứng hồng ngoại khác với đui cảm ứng vi sóng chỗ nào?

Trả lời:

So sánh sự khách nhau giữa đui đèn hồng ngoại và vi sóng

So sánh sự khách nhau giữa đui đèn hồng ngoại và vi sóng

2/ Đui đèn cảm ứng hồng ngoại phải lắp đặt như thế nào cho phù hợp?

Bán kính góc quét từ 2-6 mét

Bán kính góc quét từ 2-6 mét

Trả lời: Có 2 cách lắp đặt cơ bản

  1. Lắp trên tường ở độ  cao 1.5m -2.5m là tốt nhất. Hướng cảm ứng quay phía cửa ra vào hoặc 2 vách bên trái hoặc bên phải của khu vực WC, hành lang, lối đi… 
  2. Lắp trên trần, cho mắt cảm ứng chiếu xuống ra vị trí người di chuyển vào cửa chính (chủ yếu dùng cho trước cửa ra vào nhà kho, hành lang…)

Chú ý: Nên khoan tường lắp vít vào để cố đui đèn cảm ứng. Đồng thời có thể móc vào lỗ treo lên tường tránh rơi rớt làm hỏng thiết bị. Dùng silicon trong dán đế cảm ứng lên tường gạch, để 30 phút sau dính chắc rồi lắp cảm ứng vào.

Thông số lắp đặt đui đèn cảm biến

Thông số lắp đặt đui đèn cảm biến

Đui đèn kawasan có 2 nút chỉnh và góc quét rộng đến 120 độ

Đui đèn kawasan có 2 nút chỉnh và góc quét rộng đến 120 độ

3/ Vì sao đui cảm ứng hồng ngoại hay tự bật ngẫu nhiêu dù không có ai đến gần? Cách khắc phục là gì:

Trả lời: Có 2 nguyên nhân chính gây báo giả và bật / tắt ngẫu nhiên :

  1. Lắp cảm ứng chiếu thẳng ra đường, làm cho cảm ứng nhận tín hiệu ngoài mong muốn. Người qua lại thường xuyên nhưng không vào khu vực cần bật đèn, gây báo giả.

Giải pháp : Dùng băng keo điện dán bớt phần trên của kính cảm ứng để hạn chế tia hồng ngoại phát xa. Có thể di chuyển cảm ứng qua vách bên trái hoặc phải không cho cảm ứng chiếu ra đường, ra cửa có nhiều cây cối, xúc vật, gió lùa…

Dùng bằng kéo dán bớt phần cảm biến để hạn chế báo giả

Dùng bằng kéo dán bớt phần cảm biến để hạn chế báo giả

  1. Lắp nơi hành lang có nhiều gió lùa làm thay đổi nhiệt độ giữa trong và ngoài làm cho đèn tự bật. Hoặc lắp đặt gần quạt hút, cục nóng máy lạnh,…

Giải pháp: Dùng băng keo điện dán bớt kính cảm ứng, không quay ra vị trí có cây cối, rèm cửa…(Việc này chỉ hạn chế tự bật chứ không thể khắc phục hoàn toàn vấn đề này. Do vật thể di chuyển có thể là gió, cây cối, côn trùng tác động đến, ngoài sự kiểm soát của con người).

Chú ý: Các loại đui đèn cảm ứng khác trên thị trường thường thiết kế đơn giản. Không có nắp che các nút chỉnh, làm gió lùa vào nên thường xuyên tự bật nhiều hơn.

4/ Vì sao đui đèn cảm biến hoạt động không ổn định, lúc nhạy, lúc không và có khi có người đến gần 1m mới hoạt động?

Trả lời: Có 2 nguyên nhân làm cho cảm ứng không ổn định.

  • Vị trí lắp đặt không phù hợp, lắp đặt tại vị trí mà người di chuyển theo hướng trực diện vào cảm ứng (di chuyển song sóng với tia hồng ngoại). Làm cho giảm độ nhạy của cảm ứng, cần lắp sao cho hướng người di chuyển vuông vóc với tia cảm ứng.
  • Nhiệt độ môi trường tại vị trí lắp đặt thường xuyên thay đổi. Làm cho cảm ứng kém nhạy hơn khi nhiệt độ môi trường tăng cao >35 độC

Giải pháp: Thay đổi vị trí lắp đặt hoặc thay thế bằng Đui Đèn Cảm Ứng Vi Sóng (Cảm ứng vi sóng không ảnh hưởng bởi hướng di chuyển và nhiệt độ môi trường.

Đui đèn cảm ứng hồng ngoại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và vật cản

Đui đèn cảm ứng hồng ngoại bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và vật cản

Di chuyển vuông góc trong vùng quét của đui đèn thông minh

Di chuyển vuông góc trong vùng quét của đui đèn thông minh

5/ Vì sao đui đèn cảm ứng chuyển động lắp lên sau khi khởi động xong (bật tắt 3 lần), sau đó tắt không hoạt động lại?

Trả lời: Có 2 trường hợp dẫn đến vấn đề này

  1. Kiểm tra lại sau khi lắp xong: Vì trong quá trình kiểm tra mà chỉnh nút LUX về vị trí mặt trăng. Cảm ứng sẽ hiểu là môi trường phải thật tối thì mới hoạt động. Nên khi lắp xong có thể xung quanh còn sáng nên đèn không làm việc.

Giải pháp: Chỉnh nút LUX về vị trí mặt trời & mặt trăng (hoạt động cả ngày và đêm).

  1. Vì sau khi kiểm tra xong thì chỉnh nút LUX về mặt trăng thấp nhất: Lúc này khi trời tối thì có các ánh sáng đèn đường, đèn cầu thang, đèn ban công. Hắt vào làm cho cảm ứng thấy vẫn còn hơi sáng nên không làm việc.

Giải pháp: Chỉnh lại nút LUX lên cao hơn (khoảng giữa). Để trong điều kiện môi trường xung quanh hơi mờ sáng thì cảm ứng vẫn làm việc.

6/ Vì sao đui đèn cảm ứng Kawasan sáng luôn không tắt hoặc rất lâu mới tắt?

Trả lời: Có 2 nguyên nhân

            1). Chỉnh thời gian trễ quá cao: Cảm ứng có chức năng nhận diện liên tục thân nhiệt chuyển động. Vì vậy mỗi lần nhận diện thì thời gian trễ lại lập lại từ đầu. Nên để thời gian trễ (Nút Time) không quá 3 phút (30% của khoảng điều chỉnh).

            2) Nhiệt độ môi trường cao >35 độ C:  tại vị trí lắp đặt quá cao và có gió lùa nhiều, làm cho cảm ứng nhận được tín hiệu nóng liên tục nên gây sáng liên tục.

Cần chỉnh nút LUX và TIME cho phù hợp để đui đèn hoạt động hiệu quả nhất

Cần chỉnh nút LUX và TIME cho phù hợp để đui đèn hoạt động hiệu quả nhất

7/ Làm sao để có thể lắp thêm đèn hoặc còi để báo đến vị trí khác khi có người di chuyển đến?

Trả lời: Đối với cảm ứng hồng ngoại này hiện không có chức năng kết nối thêm còi, đèn phụ.

Giải pháp: Chọn mua đui đèn cảm ứng vi sóng, Model: RS686B, có ngõ ra để kết nối thêm đèn / còi. Hoặc mua thiết bị báo động chuyên dụng. Model: i225BS / i226BS, có sẵn còi âm thanh lớn và có ngõ ra kết nối thêm đèn kéo đi xa.

Tổng Đài Tư Vấn Miễn Cước: 1800 0058

Website: www.kawasan.com.vn

Cam kết chất lượng

Giao hàng tận nơi

Cam kết giá tốt

Hậu mãi chu đáo

Dịch vụ tận tâm

Copyright © 2020 Công Ty Cổ Phần SX-TM-DV Thế Bảo. All rights reserved.

1
Bạn cần hỗ trợ?
Back To Top